Chân yến lấy từ tổ
- 2,800,000 đ/100Gram
- Mã sản phẩm: Y08
- Tình trạng: Còn trong kho
Chân yến là phần đế giúp cố định tai yến sào vào vách thành đá. Chân tổ yến là kết cấu của khối dãi lớn và dày nhất trong các bộ phận của tổ yến. Vì là phần được xây đầu tiên để nâng đỡ tổ nên chân yến chính là phần chắc chắn nhất và già nhất của tổ yến. Khi chưng lên chân yến cũng là phần dai nhất, giòn nhất, thơm ngon được nhiều người săn lùng tìm kiếm.
Chân yến thô là phần chân được lấy từ 2 bên rìa của tổ yến thô. Như những loại yến thô khác, chân yến thô vẫn còn chứa lông, chưa qua làm sạch bụi bẩn và tạp chất dính trong yến.
Ưu điểm
- Chân yến thô dai giòn sần sật, thơm hơn các loại yến khác. Đặc biệt phù hợp với những người thích ăn yến dai và giòn.
- Giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của những gia đình thường xuyên ăn yến nhưng kinh tế không quá cao.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong yến được giữ trọn vẹn.
- Độ nở của yến to gấp 4 - 5 lần yến bình thường.
Nhược điểm
- Mất thời gian trong quá trình sơ chế làm sạch lông, bụi bẩn và tạp chất
- Sau khi sơ chế, hàm lượng dinh dưỡng trong yến sẽ không được giữ trọn vẹn như ban đầu do ngâm nước và xử lý lâu.
- Hình dạng chân yến nhỏ, nhiều lông, không đẹp, không thích hợp làm quà biếu tặng mà chỉ nên mua để sử dụng trong gia đình.
CÁCH LÀM SẠCH CHÂN TỔ YẾN THÔ
Chuẩn bị dụng cụ:
- 1 thau sạch
- Nhíp gắp
- 1 cái rây sạch
- 1 muỗng
- 1 cái đĩa đựng yến sạch.
Cách nhặt lông chân tổ yến thô:
- Bước 1: Ngâm chân tổ yến trong nước sạch khoảng 60 phút tùy theo loại chân yến và độ dày mỏng của chân yến, đến khi dùng tay bóp nhẹ chân yến tơi ra là được. Việc làm này sẽ giúp khi chưng chân yến mau chín hơn.
- Bước 2: Vớt yến ra đĩa và dùng nhíp gắp nhặt từng sợi lông dính trên bề mặt chân yến. Sau khi đã nhặt được hết các sợi lông yến to, ta bắt đầu bỏ chân yến vào rây để loại bỏ lông tơ, bụi bẩn và tạp chất có trên chân yến.
- Bước 3: Đặt yến vào rây, đặt vào thau nước dùng muỗng khuấy nhẹ, trong quá trình khuấy nhấc rây lên xuống cho lông tơ yến và chất bẩn theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần để cho yến được sạch.
Lưu ý:
- Không ngâm chân yến bằng nước ấm hay nước nóng vì sẽ làm mất dinh dưỡng trong chân yến.
- Thời gian ngâm chân yến không nên quá 80 phút.
- Khi sơ chế xong chân yến nên dùng ngay, không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
- Nếu muốn bảo quản yến sau khi sơ chế, cần để ráo nước rồi cho vào túi zipper tránh vi khuẩn xâm nhập.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Chân yến thô phù hợp với tất cả các đối tượng từ trẻ em, phụ nữ, nam giới, người già hay người bệnh. Tuy nhiên chân yến thô nguyên thủy rất cứng, khi chưng lên sẽ dai, giòn như sụn chứ không mềm như các loại yến khác nên sẽ khá khó ăn với trẻ em, người già và người bệnh. Quý vị nên cân nhắc kỹ khi mua chân yến thô cho các đối tượng trên sử dụng.
- Trẻ em từ 1 - 18 tuổi: nên ăn từ 1 - 3gr chân yến/ lần và ăn 2 - 3 lần/tuần.
- Người lớn: nên ăn từ 3 - 5gr chân yến/ lần và 2 - 3 lần/ tuần
- Người bệnh : nên ăn từ 5gr/ lần và 2 - 3 lần/ tuần.